Phòng, chống bệnh lười biếng

Đăng ngày 03 - 01 - 2020
Lượt xem: 245
100%

 

Trong tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”, khi bàn về chữ “Cần”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn người khác”.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra những “phương thuốc” hữu hiệu để “chữa bệnh lười biếng” đó là:

- Các cơ quan chỉ đạo phải có cách lãnh đạo cho đúng. Mỗi việc gì đều phải chỉ bảo cách làm.

- Cấp trên phải hiểu rõ tình hình cấp dưới và tình hình quần chúng, để chỉ đạo cho đúng.

- Khi nghị quyết việc gì, phải cẩn thận, rõ ràng. Khi đã ban hành nghị quyết thì phải kiên quyết thi hành.

Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo sẽ khắc phục có hiệu quả bệnh lười biếng của cán bộ, đảng viên- nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên”, công tâm, thạo việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

              (Một số nội dung sưu tầm từ Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bác Hồ với công tác thanh tra, kiểm tra(14/11/2022 7:48 SA)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tấm gương đạo đức yêu thương con người(19/04/2022 2:27 CH)

Bác Hồ với đức tin và đoàn kết tôn giáo(07/03/2022 4:03 CH)

Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh(07/03/2022 2:55 CH)

Đẩy mạnh tuyên truyền, sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học...(25/02/2022 2:21 CH)

32 người đang online
°