Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của doanh nhân văn hoá

Đăng ngày 11 - 10 - 2023
Lượt xem: 175
100%

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại và dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của doanh nhân văn hoá là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người có giá trị toàn diện cả về lý luận và thực tiễn.

Doanh nhân văn hoá là một giá trị xã hội cao quý không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà xuất phát từ vai trò xã hội của doanh nhân. Vai trò đó là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế, cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Doanh nhân là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và “Công - Thương cứu quốc đoàn” là một thành viên của Mặt trận Việt Minh. Trong suốt tiến trình cách mạng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, phát triển, đã và đang trở thành lực lượng xung kích trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng mà quan trọng nhất là đặt lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết. Theo Hồ Chí Minh, doanh nhân phải nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tác phong làm việc khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh vượng”; Người đánh giá cao những doanh nghiệp có những lao động “dám nghĩ, dám làm”, thực hiện cải tiến kỹ thuật và phát minh sáng kiến.

Thấm nhuần tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của doanh nhân văn hoá, Đảng và Nhà nước luôn có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước”; Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế”; Nghị quyết 09-NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 09-NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị); Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Doanh nhân Việt Nam (hằng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”). “Ngày Doanh nhân Việt Nam” được tổ chức nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, giá trị đạo đức của doanh nhân ngày càng được chú trọng, doanh nhân văn hoá là một giá trị đạo đức cao quý cần được tôn vinh. Do vậy, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của doanh nhân văn hoá để có những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đó là:

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 09-NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị gắn với việc đẩy mạnh việc học tập, quán triệt, tuyên truyền thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân. Tiếp tục tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân; hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nông thôn; quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân nhằm thúc đẩy doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

- Thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân; có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp; tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tăng cường kết nối cung-cầu lao động, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, chia sẻ và giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp./. 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lòng tham và ma lực của đồng tiền(06/05/2024 10:46 SA)

Phát triển đội ngũ nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh(15/04/2024 9:26 SA)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước(08/04/2024 2:55 CH)

“Cán bộ chống lưng” và “chống lưng cán bộ”(18/03/2024 2:46 CH)

Tiếp tục tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để phát triển đất nước nhanh và bền vững...(28/02/2024 9:05 SA)

120 người đang online
°