Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Luxembourg trong xây dựng cơ chế giám sát tài chính hiệu quả

Đăng ngày 24 - 03 - 2025
Lượt xem: 33
100%

 

Tiếp tục chương trình làm việc tại Luxembourg, chiều 20/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có cuộc làm việc Cơ quan Quản lý nhà nước về giám sát ngành tài chính Luxembourg (CSSF).

 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Tổng Giám đốc Cơ quan
Quản lý nhà nước về giám sát ngành tài chính Luxembourg (CSSF) Claude Marx

 

Chào mừng Phó Thủ tướng và đoàn đại biểu Việt Nam tới thăm và làm việc tại Luxembourg, Tổng Giám đốc CSSF Claude Marx nhấn mạnh, CSSF luôn ủng hộ hợp tác giữa các quốc gia trên toàn thế giới với Luxembourg nói chung và hợp tác trong lĩnh vực tài chính nói riêng, trong đó có Việt Nam.

Ông Claude Marx đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, tài chính - ngân hàng; khẳng định sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, trả lời các câu hỏi của đoàn Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển các trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Cảm ơn sự đón tiếp và sự cởi mở trong chia sẻ thông tin của CSSF, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là một đòi hỏi cấp thiết.

Khẳng định việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế sẽ đáp ứng mục tiêu và nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị CSSF chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giám sát, điều hành hoạt động của  trung tâm tài chính, qua đó, giúp Việt Nam xây dựng một cơ quan giám sát tài chính hiệu quả tại Việt Nam, bảo đảm ổn định của nền tài chính, phòng chống các rủi ro tài chính và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

Tại cuộc trao đổi, phía CSSF đã trả lời nhiều câu hỏi chuyên sâu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và đoàn đại biểu Việt Nam về hoạt động của CSSF cũng như Trung tâm Tài chính quốc tế Luxembourg, trong đó có các quy định pháp lý, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý rủi ro, phòng chống rửa tiền, chống khủng bố tài chính, ứng dụng đổi mới công nghệ, quản lý những lĩnh vực mới, như trí tuệ nhân tạo, fintech, blockchain, tài sản số, tiền ảo cũng như quy định về bảo vệ dữ liệu lớn.

Tổng Giám đốc CSSF nhấn mạnh, một trong những lý do khiến cho Trung tâm Tài chính Luxembourg thành công đó là sự cởi mở và minh bạch trong thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp, sẵn sàng đối thoại để cùng nhau xử lý các vấn đề phát sinh./.

(Nguồn: Sưu tầm từ Báo điện tử Chính Phủ)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính...(15/04/2025 11:34 CH)

Công điện về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian...(15/04/2025 11:31 CH)

VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2025/TT-BNV NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2025 CỦA BỘ...(15/04/2025 11:05 CH)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII(15/04/2025 11:02 CH)

Quyết định công bố công khai số liệu bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2025(09/04/2025 9:52 SA)

78 người đang online
°