Ngày 23/12/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1694/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Thuận năm 2025 (Kế hoạch). Theo đó, xác định một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2025, cụ thể như sau:
- Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng từ 05 bậc trở lên so với năm 2024, xếp vị thứ 20/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Ninh Thuận (PAPI) tiếp tục duy trì trong TOP 20 tỉnh, thành phố.
- Chỉ số PCI đạt khoảng 72 điểm, tiếp tục duy trì Chỉ số PCI Ninh Thuận vào nhóm các tỉnh điều hành kinh tế thuộc nhóm khá.
- Sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) duy trì vị thứ trong TOP 20 tỉnh, thành phố.
- 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực, tránh sự chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; 100% các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo quy định.
- 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh; 100% công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ phù hợp với tiêu chuẩn vị trí việc làm. 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện lộ trình tinh giảm biên chế theo đúng chủ trương và chỉ tiêu đã đề ra.
- 100% văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp được ban hành theo đúng tiến độ và được kiểm tra theo đúng quy định.
- Cập nhật và công bố kịp thời 100% các thủ tục hành chính theo quy định. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80%.
- Thực hiện thu ngân sách năm 2025 của tỉnh đạt hoặc vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao.
- Chỉ số Chuyển đổi số (DTI) phấn đấu thuộc nhóm khá của cả nước.
- Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với Chính quyền số là trên 95%.
- Đơn giản hóa (rút ngắn thời gian giải quyết; tinh gọn hồ sơ; bãi bỏ; áp dụng cơ chế liên thông;…) ít nhất 20% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
- 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã được tiếp nhận và trả kết quả ở bộ phận một cửa theo quy định.
- Thực hiện kiểm tra đột xuất về kết quả giải quyết thủ tục hành chính ít nhất 03 cuộc/năm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích tiếp tục tăng bình quân từ 5%/năm trở lên so với năm 2020.
- Giảm 19 biên chế hành chính và 235 biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2024.
- 100% người dân, doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt.
- Công khai 100% kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% Trang thông tin điện tử các Sở, ban, ngành, địa phương công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.
- Phấn đấu đạt được mục tiêu đặt ra là tăng điểm trung vị Chỉ số DDCI 2025 ít nhất là 3 điểm đối với nhóm Sở, ban, ngành tăng lên xấp xỉ 84,0 điểm và đối với nhóm địa phương tăng lên xấp xỉ 81,0 điểm so với năm 2024.
Ngoài ra, Kế hoạch còn đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả; cụ thể như sau: (1) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; (2) Cải cách thể chế; (3) Cải cách thủ tục hành chính; (4) Cải cách tổ chức bộ máy; (5) Cải cách chế độ công vụ; (6) Cải cách tài chính công; (7) Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch./.