Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Đăng ngày 08 - 09 - 2023
Lượt xem: 74
100%

 

Ngày 30/8/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ Nội vụ (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang chủ trì Hội thảo.

Dự Hội thảo có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương và Nguyễn Phương Thủy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn; Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng; Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Trần Trung Kiên; các đồng chí Ủy viên thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Xã hội; đại diện Vụ Pháp luật, Vụ Hành chính - Văn phòng Quốc hội; đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương...

 

Description: https://moha.gov.vn/Media_Share/BoNoiVu/PublishingImages/TinTuc/NoiDung/2023/8/18-43-16-31-08-2023-qc.jpg

Quang cảnh Hội thảo

 

Luật Lưu trữ được thông qua năm 2011, sau hơn 10 năm thực hiện tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thống nhất quản lý công tác lưu trữ trong phạm vi toàn quốc, đã có chuyển biến tích cực trong hoạt động lưu trữ. Với sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, Đảng đã ban hành chủ trương, chính sách mới về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý của Nhà nước, Quốc hội đã ban hành nhiều Luật mới có liên quan rất chặt chẽ đến công tác lưu trữ. Do đó, việc sửa đổi Luật Lưu trữ là rất cần thiết nhằm đáp ứng chủ trương của Đảng, yêu cầu của thực tiễn.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luật Lưu trữ hiện hành cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Cùng với đó, thời gian qua, Đảng đã ban hành chủ trương, chính sách mới về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực lưu trữ.

Việc sửa đổi Luật Lưu trữ là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử. Quốc hội đưa dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã dành một chương điều chỉnh nội dung về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và một chương về Quản lý lưu trữ tư. Đây là bước chuyển lớn về nhận thức đối với vai trò, vị trí đặc biệt của tài liệu lưu trữ, để tài liệu được “sống và phục vụ” xã hội bằng cả những giá trị lịch sử và thực tiễn.

Trên cơ sở kết quả thẩm tra, tháng 9/2023, sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ sáu tới - trung tuần tháng 10/2023./.

(Một số nội dung và hình ảnh từ Trang tin Bộ Nội vụ)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023)(22/01/2024 4:08 CH)

Thông tư hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử(14/09/2023 3:22 CH)

Hướng dẫn vị trí việc làm của thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực văn hóa(14/08/2023 10:20 SA)

Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc...(19/06/2023 3:52 CH)

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ...(28/03/2023 4:05 CH)

68 người đang online
°