Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Đăng ngày 12 - 01 - 2023
Lượt xem: 55
100%

 

Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Nghị định). Theo đó, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gồm 38 đơn vị thuộc Viện (giảm 04 đơn vị so với quy định trước đây), cụ thể:

1. Ban Tổ chức - Cán bộ;

2. Ban Kế hoạch - Tài chính;

3. Ban Quản lý Khoa học;

4. Ban Hợp tác quốc tế;

5. Văn phòng (có 10 phòng);

6. Viện Triết học;

7. Viện Nhà nước và Pháp luật;

8. Viện Kinh tế Việt Nam;

9. Viện Xã hội học;

10. Viện Nghiên cứu Văn hóa;

11. Viện Nghiên cứu Con người;

12. Viện Tâm lý học;

13. Viện Sử học;

14. Viện Văn học;

15. Viện Ngôn ngữ học;

16. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.

17. Viện Dân tộc học;

18. Viện Khảo cổ học;

19. Viện Nghiên cứu Tôn giáo;

20. Viện Địa lý nhân văn;

21. Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới;

22. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ;

23. Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ;

24. Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên;

25. Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng;

26. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới;

 27. Viện Nghiên cứu Trung Quốc;

28. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á;

29. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á;

30. Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi;

31. Viện Nghiên cứu Châu Âu;

32. Viện Nghiên cứu Châu Mỹ;

33. Viện Thông tin Khoa học xã hội;

34. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin;

35. Học viện Khoa học xã hội;

36. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam;

37. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam;

38. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Các đơn vị quy định từ số thứ tự 1 đến khoản 5 nêu trên là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (trong đó, Văn phòng được tổ chức gồm 10 phòng). Các đơn vị từ số thứ tự 6 đến 34 là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Các đơn vị từ số thứ tự 35 đến 38 là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Chính phủ giao Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc. Về cơ cấu Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, gồm Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.

Ngoài ra, Nghị định quy định cụ thể điều khoản chuyển tiếp:

- Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Kinh tế Việt Nam hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện sáp nhập Trung tâm Phân tích và Dự báo vào Viện Kinh tế Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Ấn độ và Tây Nam Á, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.

- Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khảo cổ học hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập Viện Nghiên Kinh thành vào Viện Khảo cổ học. 

- Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam vào Viện Ngôn ngữ học.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 và thay thế Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam./.


108-2022-ND-CP.pdf

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chính phủ ban hành Nghị quyết tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng...(15/04/2024 9:28 SA)

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023...(08/04/2024 4:07 CH)

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ(05/04/2024 7:49 SA)

Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ(04/04/2024 8:03 SA)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng(28/03/2024 4:23 CH)

43 người đang online
°